Wap Game | Tiện Ích | Goldmobile.wap.sh

Trọng Thệ

Tác giả: Văn An

Nếu kể chuyện chơi bạo thắng đậm, còn ai qua mặt nổi lão  tây chủ đồn điền kiêm chủ nhân ông  hãng cao su Con Ó ở  Algérie vào đầu những năm thế kỷ 20? Trên  giấy, tên lão là Véna.  Nhưng đấy là cái tên thứ mấy mươi trên giấy.  Chứ hồi mở mắt chào đời ở đảo Corse , nguời mang tên cúng cơm  Dula hẳn hoi.

Năm 17 tuổi,  Dula đã mang dáng dấp một gã đàn ông vạm vỡ bảnh tỏong. Chỉ phải cái tội nghèo. Nghèo gia truyền. Nghèo sặc máu .

Cùng với  đứa anh ruột tên Charles,  thanh niên Dula  biết làm gì hơn là ngày ngày quần quật cầy thuê trên đồn điền để đổ mồ hôi nuôi miệng?

Một ngày , cuộc đời nó chuyển sang bước ngoặt khi tình cờ chiêm nguỡng cảnh bà chủ đồn điền ở Paris ghé về nông trại nghỉ mát,  mặc quần áo lót nằm phơi nắng ngòai sân.

Úy chà, ở trên hòn đảo Corse khỉ ho cò gáy , bói đâu ra tấm nhan sắc “sát nhân”  kiểu đó? Chưa kể mùi nuớc hoa đắt tiền  thoang thỏang. Nó khiến Dula  ngất ngư con tàu đi.  Thế là chân nam đá chân xiêu, thằng con ông cụ bèn lính quýnh buớc tới xin làm quen gấp.

Bà chủ  lịch sự  mỉm cuời đáp lễ. Nụ cuời, phải nói, thắm thíêt tình mẫu tử . Nhưng bản chất vốn ngu ngơ, lại bị lửa dục che mờ mắt, gã lực điền sức  mấy biết vậy?

Trót tuởng bở, càng tuởng bở, gã giở ngay cái giọng “ăn mày đòi xôi gấc” ra tống tình bà chủ vung tàn tán. Vừa  lúc lão chủ nông trại sau khi dộng đâu dăm bảy ly ruợu mạnh ở phòng khách chống ba toong  bệ vệ buớc ra.

Tuy nghe hết , thấy hết, lão  cóc thèm nói gì cả, chỉ tay ôm phu nhân hôn thắm thiết, trong khi mắt quắc lên nhìn thằng Dula trừng trừng rõ cái điệu : Mẹ kiếp. Sao chưa cút cha mày đi?

Buổi chiều, lão dẫn gã cận vệ thân tín ra rẫy kiếm Dula. Chừng đối đáp dăm ba câu, nhìn bản mặt nhơn nhơn của đấng thanh niên, lão chủ bỗng nổi tam bành lục tặc. Mẹ kiếp, ai đời đã dê vợ ông chủ rồi còn dám phớt tỉnh như không?

Cơn giận làm đấng chúa đất hết kềm chế nổi, và phạm một sai lầm chết nguời. Là nhắm ngay mặt thằng tá điền giáng cho một đấm.

Nói cho ngay, sức voi như Dula mà lãnh một quả của ông già gần đất xa Trời thì có nhằm nhò gì?

Nhưng thằng em cảm thấy nhục. Nhục quá lắm.

Máu ngang tàng của dân Corse nổi dậy, nó nắm ngay cổ ông chủ tẩm quất tới bến. Lúc buông ra, mặt nạn nhân đã biến hình bất thành nhân dạng mà hơi thở cũng đứt luôn.

Chợt nhớ đến gã cận vệ của xếp, Dula giật mình quay lại. Nhưng lạ, thằng cận vệ hồi nãy còn đứng xớ rớ  đó, sao  bây giờ lại cương quyết nằm… đo đất ? Đứng kế cái xác nó, đấng bào huynh Charles của thanh niên Dula nhún vai, phán một câu tỉnh rụi:
- Mày xử lão già. Thì tao phải tính thằng này chớ?
Hai đứa kể như bắt đầu cuộc chơi ngòai vòng pháp luật kể từ hôm đó!
Đã chơi, chúng nó bèn chơi cho trót. Cóc thèm đi móc túi, giựt giọc vớ vẩn. Chúng làm ăn tòan vố lớn. Phang tòan tội đại hình không.

Trong mấy năm sau, hai thằng thành cặp bài trùng gieo kinh hòang cho dân Pháp và đảo Corse.

Nhưng  hai đấng yêu tạ thất học, không muu kế, chỉ trông vào sức buớng bò…làm sao địch lại thầy chú xứ Gô Loa?
Chuyện phải đến ắt đến.

Một ngày đẹp Trời, hai đàn anh bị nắm cổ ra truớc vành móng ngựa để nghe đấng thiết diện phán quan hài tội:
- Xã hội Pháp thật bất hạnh có Dula và Charles là công dân của nó. Tòa muốn chấm dứt vĩnh viễn nỗi bất hạnh này bằng cách tuyên án tù chung thân cho hai đuong sự. Không bao giờ ân giảm!

Ông tòa gõ búa cái rầm! Thiếu gì tay đầu trộm đuôi cuớp sợ phát tè khi nghe án chung thân không ân giảm. Nhưng hai thằng thanh niên vẫn mặt mũi tỉnh queo.

Chừng bị cớm còng tay dẫn đi, Dula còn ráng quay lại cuời, chọc quê ba tòa quan lớn:
- Vậy cũng đẹp rồi, tới Giáng sinh ông  tòa nhớ gởi thiệp cho tụi tôi nghe.

Dĩ nhiên, chẳng ai cất công gởi thiệp cho chúng nó.

Bốn mùa lá đổ trong ngục La Santé cũng khỏi có chuyện ăn năn sám hối mà chỉ là thời gian hai  thằng nghiền ngẫm  kế họach đào thóat để phóng tay trả hận.

Cuộc đời láo quá ! Nó dám khơi khơi đem tuổi xuân của Dula và Charles nhốt vô hộp,  vậy không quay trở ra quậy cho cuộc đời te tua, tơi tả , chịu sao đuợc?

Nhưng  càng nghiền ngẫm, hai thằng càng thấy rõ một điều. Chuyện khó nhất rõ ràng chẳng phải  chuyện vuợt ngục mà là làm sao khỏi bị vồ  lại sau đó.

Một ngày  mùa hè, lật báo ra, độc giả Paris gặp tít sáu cột chạy chình ình trên trang nhất: “ Cặp sát nhân Dula và Charles chào giã biệt La Sante!”

Trong khi thầy chú đang vò đầu bức tai nghe lời xỉ vả như tát nuớc của quan trên, trong khi dân lành nuớc Pháp còn say sưa thuởng thức  thiên phóng sự của mấy đấng ký giả giàu tuởng tuợng về cuộc đời tình ái và sự nghiệp của hai ông mãnh, thì hai anh em nó đã rung đui ngồi ngắm sóng biển trên con tàu viễn dương trực chỉ Hoa Kỳ.

Mỹ quốc, chốn đất tiền đất bạc! Mỹ quốc, nơi những giấc mơ lớn lao nhất - dù  thánh thiện  hay  không  - đều có thể biến thành sự thật!

Hai  gã yêu tạ biết và làm theo vậy. Chúng âm thầm nuôi giấc mơ Mỹ theo kiểu riêng của chúng.

Nhưng ở Hợp chủng quốc,  ai có thể ngồi mộng mơ hòai hủy? Phải làm việc chớ. Việc đầu tiên  là thay tên đổi họ. Xét vì có đứa nào muốn lạy ông tôi ở bụi này? Do đó, Dula chọn cho mình cái tên  Edwards. Còn  gã anh Charles biến thành  Thoreson.

Nhưng để dễ nhớ, ta cứ  Dula và Charles mà gọi cho tiện sổ sách.

Hai thằng, nói công bằng,  khởi đầu cuộc sống trên đất cờ hoa một cách hiền như bụt. Quần áo tề chỉnh, tóc râu cắt tỉa gọn ghẽ,  mỗi khi gặp  gái ngoài đường lúc nào cũng mắt nhìn thẳng,  chân bước đều rõ điệu công dân gương mẫu. 

Dula đã thế còn xăng xái tham dự việc nhà thờ nữa mới ngon. Xếp trong sở kết đậm nó hiền lành, xốc vác, chăm lảm chăm làm. Còn mấy em Mẽo non gặp anh Dula ở đâu mà không bám dai như đỉa?
Phải bám kỹ vì anh Dula vừa đẹp trai lực sĩ, vừa ăn nói ngọt nhu mía lùi. Lại số dách trong khoa chiều chuộng đàn bà con gái.
Ngay mấy bà già Ái Nhi Lan nổi tiếng khó tánh, còn phải khen thằng nhỏ hiền lành tử tế nữa là!  Thiếu gì bà muốn chấm Dula cho đám em cháu trong nhà nâng khăn sửa túi?

Nhờ hạnh kiểm tốt , hai năm sau  thằng con bắt được cái job thơm. Nó được tuyển làm phụ tá bảo vệ cho những chuyến xe bọc thép chở tiền từ nơi này sang nơi khác trong địa hạt  bang New York.

Dula coi bộ khóai job mới rõ, khóai luôn bộ đồng phục  bảo vệ láng cón trông oai vệ có thua gì dân cớm?  Chỉ  tiếc thiếu  mỗi cây chó lửa.

Làm phụ  tá bảo vệ vác dùi cui  để nặng phần trình diễn với những đứa nuôi mộng cuớp giật là đủ xài rồi . Còn…đồ nóng  thuộc phần trang bị độc quyền của xếp bảo vệ đó, đừng ham bậy.

Sáu tháng sau, một sáng chiếc xe chở tiền đang chạy bon bon trên xa lộ thì chú Dula bỗng dưng mót tè hỏang.  Xếp  bảo vệ  kiêm tài xế Smith bèn tắp đại vô cho thằng em xả bầu tâm sự nơi bụi cây gần đó.

Ngòai mặt, xếp cuời hề hề  ra điều thông cảm:  ai đi đuờng truờng mà không từng gặp cảnh này? Nhưng bên trong bằng con mắt nhà nghề, xếp đã đi một đuờng củ sóat chung quanh rất đâu ra đấy.

Khúc xa lộ vắng ngắt, lại giữa ban ngày ban mặt  tầm nhìn rõ mồn một, lại chiếc xe chỉ xì tốp vài phút cho thằng đàn em của xếp  thi hành thao tác “tuới cây“, thì  chuyện an ninh có gì phải lo hỏang?

Bởi vậy, hồi  Dula xả xú bắp xong, quay lại, xếp Smith nhấn nút mở cửa gấp. Vừa mở xong, đàn anh bỗng giật bắn mình.

Truớc mặt  đâu phải thằng Dula hiền lành bấy lâu nay ?  Mắt  chăm bẳm,  mặt sát khí đằng đằng, tay nó lăm lăm  khẩu côn đui - chắc luợm  ở trong bụi cây lúc đi tiểu chớ còn đâu khác -  chia ngay mặt xếp tính khẩy bậy.

Đàn anh phản ứng  cực nhanh. Nhung  vừa nghiêng nguời, tay khẽ chạm bao súng, mắt xếp đa trợn trắng bởi tiếng nổ chát chúa thổi ra từ  khẩu chó lửa do Dula cầm . Chỉ một tiếng. Cần gì nổ phát thứ hai khi óc thằng Smith đã  dính đầy trên kiếng ?

Không thèm nhìn nạn  nhân, Dula giơ tay ngoắc nhẹ. Đấng bào huynh kiêm đồng đảng của nó  từ duới đuờng phóng lẹ lên xe góp tay thu luợm  bốn trăm ngàn tiền mặt. Một tài sản kếch xù lúc ấy!

Từ  bữa đó, Dula và Charles sống đời địa ngục.  Chúng nó  thành mục tiêu săn lùng số một. Hãng chở tiền và cớm tung nguời truy nã đã dễ hiểu. Tòan thể giang hồ New York bám chúng gắt gao mới là chuyện… dựng tóc gáy. Xét vì có dân chơi nào không muốn phỗng tay trên 400 ngàn đô Mẽo xanh um?

Suốt mấy tuần, hai thằng trốn nhủi, trốn chui như chuột. Nhưng có làm chuột thì tối cũng phải kiếm chỗ ngủ chớ?

Tối nọ, chúng tắp vào lữ quán dọc đuờng. Nghỉ ngơi một lát, Dula bỗng nổi cơn thèm thuốc. Móc hết túi truớc túi sau chẳng còn lại điếu nào, bèn xuống quày duới nhà mua đại gói Camel.

Trả tiền xong, nó lơ đãng nhìn qua cửa truớc. Ủa, Trời tối nay sao đẹp não nùng vậy kìa?

Gió thổi mơn man đưa mấy tàu lá dừa phe phẩy trong trăng sáng lung linh. Vạn vật như được trải trên một màn lụa trắng khiến đêm mùa hè  trông thật tuyệt vời.

Trong thoáng chốc, thằng tuớng cướp chợt quên hận thù, chém giết. Quên luôn thân phận dân chơi trên đuờng đào tẩu. Mơ màng, nó thấy nó vẫn là thằng con trai mới lớn, đứng hút thuốc lá chờ đào dưới trăng sáng ngày xưa.
Tức cảnh sinh tình, đàn anh quá bộ ra sân phì phèo điếu thuốc tưởng tiếc thời thanh xuân đã mất.

Chừng trở về,  chưa kịp mở khóa cửa, bỗng thấy bốn thằng mặt lạ hoắc ở trong phòng  hùynh hụych buớc ra! Tay một thằng còn cầm theo cái gói to tổ bố. Ai  chớ Dula làm sao không nhận ra gói đó ngay.  Chính là gói đựng 400 ngàn bạc mặt!

Bản năng khiến Dula phản xạ cấp kỳ. Đầu óc đâu để suy tính, sắp đặt? Chẳng thèm tìm chỗ núp. Cũng chả có thì giờ  nằm, qùy gì sốt. Nó đứng ngay cửa , cứ thế vãi đạn vào mấy thằng khỉ đột.

Điều kỳ lạ nhất là bốn thằng găng tơ thơ thới hứng đạn mà chẳng chơi lại đuợc phát nào. Một phần có lẽ bởi Dula  nổ xuyên táo khiến đạn chui  từ thằng này qua thằng khác. Nhưng phần chính, có lẽ  tại chúng quá ngạc nhiên, không ngờ tử thần hiện ra đột ngột,  đã chẳng ẩn nấp gì ráo, còn ngang nhiên đứng ngay lưng nổ lọan, đúng kiểu luỡng bại câu thương.

Bỏ mặc bốn cái xác nằm đó, Dula chộp đại bao tiền phóng vù vào phòng. Cảnh tuợng chứng kiến , suốt đời có bao giờ gã găng tơ quên đuợc? Anh nó, thằng Charles nằm trong góc, mắt mở trừng trừng, mặt rúm ró. Chân tay co quắp hết mà tòan nguời đẫm máu tươi. Trên cổ và trên ngực là hai nhát dao lút cán. Có lẽ bọn khỉ đột muốn rút êm nên chơi dao chớ ngu sao đi xài đồ nóng?

Là dân đâm chém đã quen, nên chỉ nhìn sơ qua,  Dula thấy rõ hai điều. Thứ nhất, Charles tắt thở thiệt rồi. Thứ hai, thằng anh của nó đã chết trong tột cùng đau đớn.

Không còn thì giờ nhỏ nuớc mắt, Dula lau  kỹ báng súng, rồi nhét nó vô tay cái xác của thằng anh xong là xách  gói tiền co giò giông thẳng.
Phải nhận , số  Dula gặp đỏ.
Trong khi lũ cớm chìm cớm nổi còn mải  lo  lập ăng kết, lấy dấu tay nên chẳng  hơi đâu cóc mở miệng,  một vị đại ký giả của một tờ báo có đông  độc giả nhất nuớc Mỹ bỗng nhanh nhẩu víêt  bài báo tám cột  khiến giới giang hồ New York  tha hồ nhảy dựng.
Bài báo bảo,  hai anh em thằng Dula ma lắm!  Ngọam đẹp mớ bạc xong, chúng nó chia hai ngã tiến phát. Một  thằng bám trụ ở lại làm diện , còn thằng  kia vù sang  bờ Tây mới  là điểm.

Nói rõ hơn, nhiệm vụ của thằng anh  ở  New York  là làm nam châm “ hút” cớm và giới giang hồ về phía nó. Nhờ vậy  Dula ở bờ tây nước Mỹ mới  an tòan xách túi bạc đi tẩu tán êm ru.

Bởi phương tiện  thông tin năm đó còn thô sơ, nên dù bán tín bán nghi,  đám yêu tạ khắp New York rút cục vẫn… trúng kế  cái giả thuyết do ngài  ký giả nặn ra cái một .

Chúng đổ xô qua bờ tây lùng kiếm  Dula trong khi thằng con vẫn còn quanh quẩn ở New York chứ đâu xa?

Mấy tuần sau,  tác  giả bài báo cứu mạng Dula bị  bắn lủng bụng trong một quán ruợu.  Truớc khi viên tịch, ổng khai với cớm rằng ổng bị trúng đạn lạc, chớ dân viết nhật trình như ổng làm gì có thù hằn với ai?

Lính mã  tin gấp. Riêng Dula dễ gì chịu tin? Nó bíêt bọn  cô hồn các đảng quyết định đọat mạng đấng ký gỉa  là để trả mối hận bị ổng cho vào xíếc . Nó cũng bíêt, bằng con tim nhân bản, vị ký giả ân nhân cứu mạng nó muốn mọi nguời xếp câu chuyện không mấy đẹp đó lại sau khi ổng  qua đời.

Trong căn phòng ẩm  tối nơi Dula lẩn trốn , một tối, diễn ra cái xen cảnh vừa cảm động vừa tức cuời. Thằng đầu trộm đuôi cuớp nuớc mắt nuớc mũi nhễ nhại trịnh trọng qùy xuống lập lời thề độc.
Rằng nếu  ân nhân đã không muốn lấy oán trả óan nên Dula cóc bíết cái đứa thủ ác với ân nhân là ai để  sau này  mò tới  xin nó tí huyết, vậy Dula đành chỉ biết tuyên hứa rằng nếu thóat thân đuợc và  miễn ngày nào còn sống,  Dula sẽ không bao giờ đụng tới một cọng lông chân của những nguời làm nghề  viết nhật trình để  gọi là gởi chút lòng thành tuởng nhớ ân nhân.

Đấy là lần duy nhất, Dula thề. Nó vốn trọng thệ , nó vốn xem trọng lời thề tới mức nếu không chịu ơn cải tử hòan sinh, có lẽ suốt phần đời còn lại nó sẽ chẳng thề. Tấm gương của thằng anh Charles còn sờ sờ đấy, đâu xa? Đã trăng hoa lại không khéo chùi mép, nên mỗi bận bị nhỏ vợ nghi ngờ chì chiết, bận nào thằng Charles cũng thề sống thề chết là nếu nó mà chê cơm đớp phở, nó sẻ bi dao ăn mút chỉ. Rút cục, đúng y chang vậy, mới ghê



Bay Lên Đầu

Ring ring